Thời gian gần đây có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột, hành vi vi phạm pháp luật xuất phát từ người dùng mạng xã hội (MXH) Facebook. Họ cho rằng đây là "mảnh đất riêng tư" nên thích nói sao cũng được cũng như tin rằng tính ẩn danh của MXH sẽ khiến họ không phải chịu trách nhiệm trước những phát ngôn trên thế giới ảo. Chính tâm lý đó là nguyên nhân khiến nhiều người vô tình phạm phải những hành vi trái pháp luật mà đến khi nhận ra thì mọi chuyện đã quá muộn.
Xung quanh vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người sử dụng MXH trước luật pháp,
Các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng thì cá nhân được quyền phát biểu quan điểm của mình. Tuy nhiên, ý kiến, quan điểm đó không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và đời tư của người khác thậm chí bôi nhọ, xúc phạm đến các cơ quan nhà nước vì như vậy sẽ vi phạm pháp luật.
Dù mạng xã hội ảo thì pháp luật đều điều chỉnh các hành vi, hoạt động của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực này. Pháp luật không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội ngoài đời thực mà pháp luật còn điều chỉnh các hành vi, giao dịch trên các mạng xã hội.
Hiện có rất nhiều văn bản điều chỉnh về công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, đa số người dân chưa đọc và chưa hiểu hết các văn bản này nên họ cứ cho rằng Facebook muốn nói gì cũng được, về điều này họ vô tình vi phạm và không biết.
- Nếu hành vi vi phạm thì áp dụng xử phạt Về hành vi vi phạm hành chính, phạt tiền từ 1 triệu đến 50 triệu tùy theo hành vi và số lần tái phạm. Ngoài ra, Tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ cảnh cáo, cải tạo, phạt tù từ ba tháng đến bảy năm.
Tuy nhiên, người bị xúc phạm thường không theo đuổi vụ kiện, tố cáo, khiếu nại tới cùng vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống, nên người dùng mạng xã hội đôi khi biết mình vi phạm nhưng vẫn đăng tải.
Như chúng ta đã biết mỗi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh, cũng như bí mật đời tư của mình. Việc sử dụng hình ảnh, đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Việc sử dụng hình ảnh, bí mật đời tư của người khác là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ.
Căn cứ theo quy định trên người bị vi phạm có thể yêu cầu người đăng clip chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai và thấy bị thiệt hại thì được quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Đối những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, theo Điều 226, bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Nếu hành vi có tổ chức, lợi dụng quyền quản trị mạng nhằm thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Nếu đã "trót" đăng tải những nội dung trái pháp luật nhưng chủ nhân nhanh chóng xóa đi, thậm chí xóa bỏ cả tài khoản MXH của mình, khi đó họ vẫn bị khép vào hành vi vi phạm ,nếu cơ quan điều tra có chứng cứ , chứng minh họ đã có hành vi vi phạm thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm.
Nếu có những bình luận mang tính chất công kích, bôi nhọ... dưới những bài viết chia sẻ của người đăng tải thì người bình luận vẫn sẽ có thể xem xét xử lý , vì Theo quy định, cứ có hành vi xúc phạm, bôi nhọ... thì tùy tính chất sẽ bị xử phạt, không phân biệt là chỉ chia sẻ, thích hay bình luận.
Thường gặp nhất là những hành vi xúc phạm danh dự, bôi nhọ, vu khống, làm nhục, xúc phạm đời tư, cá nhân. Hiện nay chế tài về các hành vi này chưa đủ sức răn đe, chủ yếu bị xử lý vi phạm hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền... bồi thường thiệt hại...chứ hầu như ít bị xử lý về mặt hình sự dù luật hình sự có điều chỉnh về những hành vi này.
Thực tế những hành vi, vi phạm trên mạng xã hội thì còn tùy tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều hành vi, vi phạm trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, đặc biệt là mạng xã hội Facebook.
cơ quan chức năng vẫn chưa triệt để, nghiêm minh trong việc xử lý các hành vi vi phạm này khi có đơn khiếu nại, tố cáo. Chủ yếu do việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn và phức tạp, hành vi gây thiệt hại chưa nghiêm trọng. Những lý do này tạo điều kiện cho người thực hiện hành vi vi phạm không bị chế tài và cứ tiếp tục vi phạm.
Cần nghiêm khắc, triệt để hơn trong việc xử lý hành vi vi phạm. Các cơ quan chức năng cần thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức một cách nghiêm túc, nhanh chóng và hiệu quả nhằm tạo sức răn đe cho người vi phạm./.
Thực hiện: HQL