Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực
Sau một thời gian dài chỉ được thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại chính thức được Chính phủ công nhận tại Nghị định 08 năm 2020.
Trong đó, cho phép Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp lập vi bằng vi phạm đến an ninh, quốc phòng; đời sống riêng tư, bí mật cá nhân…
Nghị định cũng nhấn mạnh vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác, nhưng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về phía Thừa phát lại, Nghị định yêu cầu Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/02/2020./.
Thực hiện: Phước Ngọc