Bộ trường Trần Hồng Hà (bìa phải) trao hỗ trợ
cho gia đình có người bị thiệt mạng do bão số 12 gây ra
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, bão số 12 đi qua địa bàn Khánh Hòa đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Việc khắc phục đang được triển khai khẩn trương ở các địa phương, sau một tháng mới có thể hoàn thành.
Trước những thiệt hại nặng nề của do bão mang tới, Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu địa phương và các ngành chức năng cần làm ngay một số việc: Sở Tài nguyên môi trường Khánh Hòa phải nhanh chóng tập trung đánh giá tình hình môi trường sau bão lụt, đặc biệt là những nơi sinh hoạt của người dân, để đưa ra các biện pháp xử lý. Đồng thời rà soát lại những thiệt hại về môi trường, triển khai lập các phương án có tính cấp bách. Khánh Hòa là địa phương bị ảnh hưởng rất lớn do bão gây ra nên bộ sẽ ưu tiên về kinh phí; nguồn này sẽ được sẽ lấy từ dự phòng. Trước mắt ngay ngày mai, bộ sẽ bố trí cho Khánh Hòa 2 tỷ đồng để phân bổ cho các địa phương khắc phục vệ sinh môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu địa phương cần kiểm soát chặt môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản; cần tăng cường năng lực đầu tư các trạm quan trắc và phòng thí nghiệm của tỉnh. Năm 2018, bộ sẽ cùng với tỉnh và Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để triển khai các dự án về trạm quan trắc môi trường. Ngoài ra, địa phương cũng phải rà soát lại hồ đập, thủy điện, cái nào cấp thiết cần làm ngay thì đề xuất Chính phủ cấp kinh phí dự phòng; nếu kinh phí dự phòng không đủ bộ sẽ đưa vào chương trình mục tiêu về biến đổi khí hậu… Đối với các thiệt hại, địa phương cần sớm có thống kê sát, đúng với tình hình thiệt hại.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà (người ngồi) làm việc tại huyện Vạn Ninh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu địa phương cần kiểm soát chặt môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản; cần tăng cường năng lực đầu tư các trạm quan trắc và phòng thí nghiệm của tỉnh. Năm 2018, bộ sẽ cùng với tỉnh và Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để triển khai các dự án về trạm quan trắc môi trường. Ngoài ra, địa phương cũng phải rà soát lại hồ đập, thủy điện, cái nào cấp thiết cần làm ngay thì đề xuất Chính phủ cấp kinh phí dự phòng; nếu kinh phí dự phòng không đủ bộ sẽ đưa vào chương trình mục tiêu về biến đổi khí hậu… Đối với các thiệt hại, địa phương cần sớm có thống kê sát, đúng với tình hình thiệt hại.
Ngay sau khi làm việc nhanh với UBND huyện, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đi thăm, trao hỗ trợ cho 2 gia đình có người thiệt mạng và bị sập nhà hoàn toàn (xã Vạn Lương) do bão gây ra.
Tại buổi làm việc, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng gợi ý, vừa qua đối với các hộ dân bị thiệt hại nặng nề về thủy hải sản cần có kiến nghị với Chính phủ về việc ngân hàng tiếp tục cho vay vốn làm ăn. Đồng thời thông qua đây, địa phương cũng nên rút ra bài học kinh nghiệm về việc các hộ nuôi trồng thủy hải sản cần có biện pháp ứng phó khi bão về. Lấy ví dụ như ở Bình Định và Phú Yên kinh nghiệm của các hộ nuôi lồng bè khi bão đến thì chọc thủng các phuy để bè chìm xuống 15m so với mặt nước. Như vậy sự thiệt hại sẽ giảm bớt và khi bão qua đi sẽ vá lại, bơm không khí để bè nổi lên. Đây là một kinh nghiệm hay cần được Khánh Hòa nghiên cứu áp dụng.
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa