Ảnh: Chị Lan đang đóng gói kẹo
Trong thời gian đầu mới lập nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn do phụ thuộc chủ yếu từ nguồn thu sản xuất nông nghiệp và làm thuê nên bấp bênh, việc làm không thường xuyên, thu nhập thiếu ổn định. Mặc dù vợ chồng làm việc chăm chỉ nhưng cũng chỉ có thể đắp đổi qua ngày vì thiếu vốn sản xuất. Bà Phan Thị Bích (thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng) tâm sự. Nhờ chi hội Phụ nữ thôn giới thiệu bình xét, hướng dẫn làm hồ sơ vay 20 triệu đồng chương trình Giải quyết việc từ Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò sinh sản. Chỉ sau 2 năm đã có bò bán để trả hết nợ cho ngân hàng. Không dừng lại ở đó, năm 2016 chị Bích dành một phần vốn để trồng tỏi. Nhờ điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp với cây tỏi nên loại cây trồng này phát triển tốt, năng suất cao và đây là loại cây trồng mới trên vùng đất ven biển này. Bước đầu với 2000 m2 đất đầu tư trồng tỏi, nhưng loại cây này đã đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho gia đình.
Năm 2015, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (thôn Lộc Thọ, xã Vạn Long) thành lập tổ họp tác sản xuất kẹo dừa gồm 9 chị em trong thôn không có việc làm ổn định, nhờ có hội Phụ nữ xã Vạn Long và Ngân hàng chính sách xã hội huyện các chị được tiếp cận với nguồn vốn giải quyết việc làm do Trung ương hội Phụ Nữ quản lý. Với số vốn 150 triệu đồng các chị đã đầu tư mua máy móc và nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất kẹo dừa, kẹo đậu phộng. Có vốn bà Lan đầu tư mua sắm máy móc và nguyên vật liệu cho sản xuất. Hiện nay mỗi ngày sản xuất hơn 2000 sản phẩm, sau khi trừ chi phí mỗi tháng lợi nhuận mang lại cho cơ sở hơn 50 triệu đồng, bình quân thu nhập mỗi chị 5 triệu đồng/người/tháng giúp ổn định cuộc sống. Phấn đấu đến năm 2018 sẽ trả hết nợ và tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động.
Nguồn vốn vay giải quyết việc làm được xem là một kênh tạo việc làm khá hiệu quả cho lao động địa phương. Nhiều hộ gia đình, hợp tác xã khi tiếp cận được nguồn vốn đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thực hiện: Nhật Quang